Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chúng ta như: Nước thải tắm giặt, vệ sinh, nước thải từ các khu nhà bếp ăn của nhà hàng, khách sạn. Nước thải sinh hoạt có các đặc tính riêng là hàm lượng Nitơ cao, để cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt một cách hiệu quả đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động ổn định đạt tiêu chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận cần phải tối ưu về thiết kế, tính toán từ lúc lập dự án.
Ngày đăng: 10-10-2018
813 lượt xem
Thành phần gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Các thành phần ô nhiễm chính của nước thải sinh hoạt bao gồm: Hàm lượng oxi sinh học BOD5, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng Nitơ, Tổng Phốt pho, dầu mỡ động thực vật, Coliform. Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu N- NH3 là khó xử lý nhất trong nước thải sinh hoạt. Vậy, có phương pháp nào xử lý nước thải hiệu quả?
Nước thải sinh hoạt
Các phương án xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay tại Việt Nam
Để xử lý nước thải sinh hoạt thường sử dụng các phương pháp xử lý như: Phương pháp hóa lý, phương pháp sinh học và phương pháp hóa lý kết hợp sinh học. Nhưng phương pháp được nhiều nhà tư vấn áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường nhất là phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật có ích.
Xử lý nước thải sinh hoạt ở các nhà máy
Phương pháp hóa học
Được sử dụng trong quá trình cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gồm có: Trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa. Nhưng phương pháp hóa học tốn nhiều chi phí vận hành, chi phí hóa chất sử dụng nên thường ít được sử dụng, chỉ sử dụng trong trường hợp nước thải sinh hoạt có lẫn những thành phần độc hại gây nguy hiểm cho con người và môi trường.
Phương pháp hoá lý
Áp dụng các quá trình vật lý và hoá học trong xử lý nước thải sinh hoạt để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các chất ô nhiễm, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác nồng độ thấp hơn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp sinh học
Với phương pháp cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt này là sử dụng khả năng hoạt động mạnh của các vi sinh vật (VSV) có lợi để chúng tự phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải qua quá trình lên men kỵ khí hoặc hiếu khí.
Để lắp đặt được một hệ thống xử lý hoàn thiện với các quy trình như trên, khách hàng có thể liên hệ đến các đơn vị chuyên về lắp đặt, xử lý nước thải để đảm bảo về chất lượng cũng như tuổi thọ của hệ thống xử lý nước thải. Bạn có thể tìm đến công ty Giải Pháp Môi Trường Đại Nam để có thể giúp bạn giải quyết tình trạng này.
Gửi bình luận của bạn